Phần 6: Sử dụng MA - đơn giản nhưng phải biết cách dùng hiệu quả

Phần 6: Sử dụng MA - đơn giản nhưng phải biết cách dùng hiệu quả

Chuỗi bài về phân tích kĩ thuật: “Để được đơn giản lại là cả một nghệ thuật”


Mọi nhà đầu tư chứng khoán đều ít nhiều biết đến Phân tích kĩ thuật - hơn thế nữa nhiều nhà đầu tư cực kỳ ưu ái cho trường phái này vì họ cho rằng đây là cách thể hiện “rõ ràng” nhất bản chất vận động của thị trường.


Có hàng chục nhánh khác nhau của phân tích kĩ thuật, mỗi phương pháp đều hỗ trợ - bổ sung và nâng cao cho nhau. Để cho những nhà đầu tư mới tiếp cận - thậm chí là hỗ trợ những nhà đầu tư lâu năm nhưng vẫn chưa tìm được phương pháp phân tích kĩ thuật phù hợp, chuỗi bài viết này sẽ là tất cả những gì bạn cần.


Trong chuỗi bài này, tôi sẽ tập trung khai thác các khái niệm cốt lõi và cơ bản nhất của Phân tích kĩ thuật nhưng đảm bảo được tính chính xác và ứng dụng cao nhất. 


Phần 6: Sử dụng MA - đơn giản nhưng phải biết cách dùng hiệu quả


MA (đường trung bình động) là một công cụ rất đơn giản cho nhiều nhà đầu tư tiếp cận với PTKT.


Trong các ứng dụng của đường MA, ngoài việc sử dụng giao cắt giữa đường MA và đường giá hay sử dụng đường MA giao cắt với nhau cho tín hiệu mua/bán hay sử dụng đường MA như một vùng kháng cự hỗ trợ cho đường giá đã trở thành những điều khá quen thuộc. 


Những điều này đơn giản và chắc chắn bất kỳ nhà đầu tư nào cũng đã biết. 


Tuy nhiên MA không chỉ có yếu tố định tính mà còn có yếu tố định lượng.


Ở đây tôi muốn nói đến cách dùng MA để xác định được giá vốn của đám đông trên thị trường. Từ đó có thể “dự đoán” được phản ứng của giá tại các đường MA.


  1. Độ dốc của đường MA


Độ dốc đường MA cho thấy mức tăng/giảm của mức trung bình giá vốn của một cổ phiếu hay chỉ số chứng khoán trong thời gian 5/10/20… ngày.


Đơn giản như này:


Với mức tăng giá nhanh -> người mua nhiều, người bán ít, cầu lớn hơn cung khiến mức giá bị đấy lên nhanh chóng và mức giá trung bình chấp nhận khớp lệnh được đẩy cao.


Điều này cho thấy lực cầu giá cao thắng thế từ đó kéo đường MA trở nên dốc hơn.



Ngược lại, nếu ưu thế bên mua có hơn bên bán nhưng không quá mạnh thì dù đi lên nhưng độ dốc của MA không thay đổi nhiều làm cho đường MA trong có xu hướng đi ngang.





Nếu cung chiếm ưu thế tuyệt đối, đường MA sẽ dốc xuống rất nhanh.





Khi cầu bắt đầu đi vào làm cung ít đi, đường MA bắt đầu bớt độ dốc xuống và thoải dần. Kết hợp thêm các chỉ báo khác để xác nhận dần vùng đáy.



  1. Độ dốc của MA có tác động như nào đến giá cổ phiếu 


  • Khi đường MA đang hướng lên


Khi MA đang hướng lên (điều này cho thấy cầu đang chiếm ưu thế hơn cung. ). Vì vậy đường MA dốc lên là một hỗ trợ rất đáng tin cậy khi giá điều chỉnh về.


Độ dốc càng lớn thì hỗ trợ càng mạnh 




Ngay cả khi cổ phiếu rơi mạn ( 3 cây sàn liên tục) nhưng khi gặp MA có độ dốc lớn thì ngay lập tức hồi phục lên mạnh



Nếu độ dốc mất đi thì hỗ trợ cũng yếu dần đi




Độ dốc càng lớn thì kháng cự càng yếu






Tóm gọn lại:


Với đường MA đang dốc lên:


  • Độ dốc càng lớn thì hỗ trợ càng mạnh. Mất dần độ dốc thì hỗ trợ yếu dần đi

  • Với MA đang dốc lên thì giá dễ dàng vượt qua kháng cự.



Một điều lưu ý nữa là nếu khoảng cách giữa giá và đường MA quá lớn thì giá thường có xu hướng đi chậm lại (hoặc điều chỉnh) để đường MA bắt kịp với giá. Như vậy xu thế tăng sẽ rất bền vững hơn.





Phần tiếp theo sẽ nói về các trường hợp MA dốc xuống, nằm ngang. Đặc biệt khi nào nên sử dụng đường MA10, 20, 50 ….


Chúc nhà đầu tư thành công !


Đầu tư tài chính vốn dĩ luôn có rủi ro - phương pháp tốt đến đâu nếu coi thường rủi ro vẫn phải trả giá. 


Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi.


Theo dõi các video hướng dẫn phân tích kĩ thuật tại kênh YOUTUBE của tôi TẠI ĐÂY


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
StockVN247 là trang cung cấp thông tin thị trường, công cụ phân tích, hướng dẫn đầu tư và kết nối cộng đồng để hỗ trợ bạn tạo ra quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả.