Phần 5: Break out thành công khi nào ?

Phần 5: Break out thành công khi nào?

Chuỗi bài về phân tích kĩ thuật: “Để được đơn giản lại là cả một nghệ thuật”


Mọi nhà đầu tư chứng khoán đều ít nhiều biết đến Phân tích kĩ thuật - hơn thế nữa nhiều nhà đầu tư cực kỳ ưu ái cho trường phái này vì họ cho rằng đây là cách thể hiện “rõ ràng” nhất bản chất vận động của thị trường.


Có hàng chục nhánh khác nhau của phân tích kĩ thuật, mỗi phương pháp đều hỗ trợ - bổ sung và nâng cao cho nhau. Để cho những nhà đầu tư mới tiếp cận - thậm chí là hỗ trợ những nhà đầu tư lâu năm nhưng vẫn chưa tìm được phương pháp phân tích kĩ thuật phù hợp, chuỗi bài viết này sẽ là tất cả những gì bạn cần.


Trong chuỗi bài này, tôi sẽ tập trung khai thác các khái niệm cốt lõi và cơ bản nhất của Phân tích kĩ thuật nhưng đảm bảo được tính chính xác và ứng dụng cao nhất. 


Phần 5: Break out thành công khi nào ?


Mua theo Break-out khỏi vùng kháng cự/tích lũy được coi là một cách đơn giản, hiệu quả và dễ dàng nhất trong quyết định đầu tư.


Tuy nhiên rất nhiều cây break-out thất bại, và để tránh những lần thất bại đó bài viết này sẽ bổ sung các yếu tố giúp cho nhà đầu tư nhận biết được một cú break-out có thành công hay không.


Từ đó đưa ra được quyết định MUA chính xác nhất: 


Có quá nhiều yếu tố khiến thị trường dẫn tới 1 cú breakout mạnh, nếu bàn tới mai chắc cũng không hết. Tốt nhất là gom lại 1 vài yếu tố quan trọng:


CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN DẪN TỚI BREAK OUT


Để xuất hiện Break out thì trước đó phải có một trạng thái tích lũy ổn định:


Nơi đây thì khu vực hoạt động của các nhà tạo lập (Composite Man) cố gắng xây dựng những vị trí tốt trong thị trường và thực hiện rũ bỏ những nhà đầu tư nhỏ lẻ, những nguồn cung trôi nổi trên thị trường lúc này. 


Tuy nhiên, lúc này không làm giá giảm thêm quá nhiều hoặc bắt đầu đầu xu hướng mới. Họ sẽ duy trì tình trạng giá đi ngang (Sideway) tới khi họ có thể thu gom được cạn kiệt nguồn cung trôi nổi trên thị trường.


Để nhận biết tích lũy có hàng trăm cách, nhưng để đơn giản hóa tôi chỉ nêu bật các yếu tố sau:


Cổ phiếu có trạng thái thích lũy khi thỏa các yếu tố cơ bản sau:


  • Dần xuất hiện các yếu tố cải thiện dần về biên lợi nhuận


  • Ít xảy ra tin bất ngờ (Breaking News) trong quá trình tích lũy. Thường thì các tin gây sốc hoặc quá bất ngờ về KQKD sẽ ít khi xuất hiện trong quá trình tích lũy của cổ phiếu mà sẽ xuất hiện trong giai đoạn giảm mạnh (thrust down).




Xác định Doanh Nghiệp có các yếu tố: 

  • Bán được nhiều hơn

  • Giá bán tăng

  • Đầu vào giảm

… Còn nhiều yết tố nữa, tóm gọn lại nhà đầu tư cần thấy được trước và trong khi xuất hiện ngày break-out thì cổ phiếu phải thuộc Doanh Nghiệp sở hữu các yếu tố tác động đến chiều hướng tích cực của Doanh thu - Lợi nhuận.


Nếu cú break-out xảy ra trong vùng trống thông tin hay do một tin tức không tác động đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp thì đó cũng là một điểm trừ nặng mà nhà đầu tư cần lưu ý.


CÁC YẾU TỐ KĨ THUẬT GIÚP CHO CÚ BREAK OUT THÀNH CÔNG


  • Vùng tích lũy cạn cung, chặt chẽ:

 Những cú phá vỡ được nén chặt hơn, lâu hơn, nhiều hơn sẽ cho cú breakout mạnh mẽ hơn. Ngược lại những cú phá vỡ ít được nén thì có lực breakout rất yếu và dễ thất bại. Đây chính là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt những cú phá vỡ thực với phá vỡ giả.


Yếu tố kĩ thuật cho vùng tích lũy:


  • Thanh khoản thấp dần về bên phải, đặc biệt phải yêu cầu những phiên giảm điểm thanh khoản cực thấp.

  • Biến động giá chặt chẽ , ít xuất hiện các nến “cụt đầu”  với biên độ giao động lớn.

  • Các chỉ báo động lượng không xuất hiện yếu tố phân kỳ âm.


Các ví dụ:


Hình 1: POW tích lũy với RSI tăng dần + Thanh khoản giảm dần về phía bên phải 




Hình 2: MACD Histogram tăng dần từ trái sang + Khối lượng giảm dần từ trái sang.



Hình 3: Khối lượng tăng dần từ trái sang phải + RSI xuất hiện phân kỳ âm -> Đó ngược lại là tín hiệu của vùng phân phối



  • Sử dụng MACD để nhận biết được cú Break thành công:


Khi giá di chuyển, nếu bạn thấy phần Histogram của MACD lớn hơn, điều này cho thấy động lượng thị trường đang tăng lên. Trong trường hợp này, nếu giá dang tiếp cận một ngưỡng cản nào đó thì ta có thể kỳ vọng sẽ có một cu breakout theo hướng của xu hướng và ngược lại. Nếu  thấy Histogram của MACD nhỏ hơn thì có nghĩa là động lượng của thị trường đang yếu đi và chúng nên nên mong đợi sự đảo chiều từ ngưỡng cản hơn là cú phá vỡ.



Hình 1: Break out tăng - MACD Histogram tăng dần + Thanh khoản mua tăng


Hình 2: Break out giảm - MACD Histogram tăng dần + Thanh khoản bán tăng


  • Sử dụng RSI để nhận biết cú Break thành công:


Khi Breakout - RSI nên có 2 trạng thái:


  • Không trong vùng quá mua

  • Không tạo phân kỳ âm.


Hình 3: Khi Breakout -  RSI chưa vào quá mua+ Không tạo phân kỳ âm -> Giá tiếp tục tăng mạnh.


“Mua đắt không bằng mua đúng” 


Break out là phương pháp mua đơn giản mà nhà đầu tư nào cũng có thể nhận ra dễ dàng. Tuy nhiên để hạn chế những lần “đu đỉnh” thì cần phải kết hợp thêm các yếu tố đã được nêu ra trong bài.


Đầu tư tài chính vốn dĩ luôn có rủi ro - phương pháp tốt đến đâu nếu coi thường rủi ro vẫn phải trả giá. 


Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi.


Theo dõi các video hướng dẫn phân tích kĩ thuật tại kênh YOUTUBE của tôi TẠI ĐÂY


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
StockVN247 là trang cung cấp thông tin thị trường, công cụ phân tích, hướng dẫn đầu tư và kết nối cộng đồng để hỗ trợ bạn tạo ra quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả.