NHƯ THẾ NÀO LÀ QUẢN TRỊ RỦI RO

NHƯ THẾ NÀO LÀ QUẢN TRỊ RỦI RO


Hiểu được ý nghĩa/ mục tiêu cốt lõi của việc Quản trị rủi ro (Vì sao phải quản trị rủi ro, quản trị rủi ro tác động thế nào đến Danh mục và Nhà đầu tư)


MỤC TIÊU 1: GIỮ CÁC KHOẢN LỖ Ở MỨC THẤP


Các khoản lỗ đi ngược với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận


Mức thua lỗ lớn là chính là thảm họa. Đừng trở thành kẻ thua cuộc đau đớn. Không để bị loại khỏi thị trường bằng mọi giá.



A graph with blue bars  Description automatically generated

Hãy đặt cho mình một mức cao nhất bắt buộc phải dừng lỗ ngay hôm nay !


MỤC TIÊU 2: BẢO TOÀN VỐN



BẢO TOÀN VỐN TÀI SẢN (Khi giới hạn các mức lỗ thấp)


Thậm chí với tỷ lệ thắng 40%, bạn vẫn có thể có lợi suất cực tốt


Hãy để các vị thế từ “Lỗ nhỏ” đến “Lãi lớn”


Một vài vị thế cổ phiếu khỏe có sóng tốt, có thể hoàn toàn bù đắp rất nhiều vị thế dừng lỗ trước đó


Luôn dự kiến kịch bản thua

BẢO TOÀN VỐN TÂM LÝ


Những khoản lỗ nhỏ sẽ chỉ làm bạn thất vọng ngắn nhưng những khoản lỗ lớn sẽ loại bạn ra khỏi cuộc chơi


Giao dịch tốt và thực hiện dừng lỗ sẽ giúp xây dựng sự tự tin


Thậm chí sau sau nhiều khoản dừng lỗ nhỏ, chỉ cần một vị thế tốt có thể tái tạo sự tư tin mạnh mẽ

CÁCH XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ RỦI RO MÀ TÀI KHOẢN GÁNH CHỊU 


(Làm sao để biết tài khoản đang chịu rủi ro nhiều hay ít? Dựa vào đâu để tính toán rủi ro cho tài khoản)



CÁC THÔNG SỐ DÙNG ĐỂ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ RỦI RO CỦA TÀI KHOẢN

CÁCH XÁC ĐỊNH RỦI RO

Mức lỗ tổng tài sản


Mức phần trăm lỗ nặng nhất


Số tiền giải ngân lớn nhất trong một giao dịch


Tổng số cổ phiếu trong danh mục


Tỷ lệ thắng trung bình


Tỷ lệ thua trung bình


Phân tích đường biến động tổng tài sản


So sánh hiệu suất đầu tư của danh mục với hiệu suất của chỉ số thị trường VNINDEX

Luôn nhận thức được mức rủi ro tổng thể và mức lỗ trên cả danh mục nếu tất cả cổ phiếu đều chạm điểm dừng lỗ


Bạn luôn luôn kiểm soát tỷ trọng giải ngân tại bất cứ thời điểm nào


Xác định được điểm hòa vốn trên cổ phiếu và tổng danh mục

CÁCH QUẢN TRỊ RỦI RO Ở GIAI ĐOẠN “PHÒNG BỆNH” CHO TÀI KHOẢN


Ở GIAI ĐOẠN CHƯA MỞ VỊ THẾ


Hãy nghe theo xu hướng


Tuân thủ phong cách và khung thời gian giao dịch của bạn

Trong thị trường khỏe, hãy tin tưởng vào cổ phiếu, phải dám giải ngân. Trong thị trường khó khăn, phải thận trọng hơn, phải bán khi cần.


Ở GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN GIẢI NGÂN, MỞ VỊ THẾ


Đặt Điểm Dừng Lỗ Chặt Chẽ Và Hợp Lý


Điểm dừng lỗ “Hợp lý” nghĩa là khi điểm dừng lỗ bị vi phạm thì nó phải cho tín hiệu rằng điểm mua vào đã thất bại


Điểm dừng lỗ “chặt chẽ” nghĩa là sẽ giới hạn ở một số điểm phần trăm nhất định.


Luôn xác định điểm dừng lỗ khi mở bất kỳ một vị thế


Điều Chỉnh Điểm Dừng Lỗ


Nâng điểm dừng lỗ lên dần khi cổ phiếu tăng đúng xu hướng kỳ vọng


Giới hạn khoản lỗ tối đa khi có thể


Để cổ phiếu có biên độ dao động, không đặt điểm dừng lỗ quá gần hoặc không có chủ đích


Tuân thủ mục tiêu và cách giao dịch bạn đã đặt ra


Dừng vị thế khi xu hướng kết thúc


Công cụ: Các đường trung bình động hướng lên, Các đáy cũ gần nhất.. (chính là Trailing Stops) (Nâng điểm dừng lỗ lên điểm hòa vốn khi có thể)


Các Điểm Dừng Lỗ Cho Các Vị Thế Mua Gia Tăng


Xác định điểm dừng lỗ độc lập cho điểm mua đầu tiên và điểm mua gia tăng


Khi thực hiện mua gia tăng, tỷ trọng mua gia tăng mới nên nhỏ hơn so với mức tỷ trọng mua lần đầu tiên, khi đó giá vốn không bị kéo lên quá mạnh.



Nguyên Tắc Tối Quan Trọng Trong Xác Định Tỷ Trọng Giải Ngân



Xác định cho mình một cách tính tỷ trọng dựa theo kinh nghiệm giao dịch của cá nhân


Cần đảm bảo danh mục an toàn để làm lý do cho việc mua gia tăng


Danh mục càng ít cổ phiếu, càng dễ quản trị tỷ trọng giải ngân


Không tăng tỷ trọng quá vội

Tỷ trọng giải ngân dựa trên Momentum


Khi có chuỗi thắng liên tiếp, có thể gia tăng tỷ trọng giải ngân dần lên


Khi có chuỗi thua liên tiếp hoặc gặp khó khăn trong quá trình có lợi nhuận, hãy giảm dần tỷ trọng giải ngân

Điều quan trọng nhất: Thị trường luôn phát ra tín hiệu cho bạn thông qua tần suất những vị thế thắng và những vị thế lỗ


Hướng Dẫn Cách Xác Định Tỷ Trọng Giải Ngân


Giao dịch tỷ trọng lớn khi thị trường có xu hướng và biến động phù hợp với phong cách đầu tư của bạn. Giao dịch tỷ trọng nhỏ khi thị trường chưa thuận lợi để giới hạn các khoản lỗ


Tính toán nhất quán sự tương quan giữa số CP trong danh mục và tỷ trọng mỗi mã: Một đề suất: 3- 5 cổ phiếu trên một danh mục, mỗi cổ phiếu chiếm từ 30 - 20% tỷ trọng



Nhà đầu tư giai đoạn 1


Mức lỗ tối đa trên vị thế: 7%


Số lượng vị thế tham gia: <10


Tỷ trọng giải ngân mỗi giao dịch: tối đa 8-10%


Nhà đầu tư giai đoạn 2


Mức lỗ tối đa trên vị thế: 7%


Số lượng vị thế tham gia: <10


Tỷ trọng giải ngân mỗi giao dịch: tối đa 12-15%


Nhà đầu tư giai đoạn 3


Mức lỗ tối đa trên vị thế: 7%


Số lượng vị thế tham gia: 4-5


Tỷ trọng giải ngân mỗi giao dịch: tối đa 20-30%



Ở GIAI ĐOẠN SAU GIẢI NGÂN, CÁC VỊ THẾ BIẾN ĐỘNG


Nguyên Tắc Bán Chủ Động Khi Giá Tăng


Bán 30% tỷ trọng tại mức % chốt lãi bình quân của bạn


Điểm bán dựa vào mức độ tăng giá so với các đường trung bình động quan trọng:


+ Giá đã tăng 10% so với đường MA10


+ Giá đã tăng 20% so với đường MA20


+ Giá đã tăng 50% so với đường MA50

+ Giá đã tăng 100% so với đường MA200


Lựa chọn điểm bán dựa vào biên độ các sóng tăng trước đó, tính % tăng giá so với đường MA, từ đó áp dụng cho sóng tăng của cổ phiếu trong hiện tại


Bán khi Cổ phiếu tăng quá dốc và cảm giác việc sinh lời trên cổ phiếu trở nên quá dễ dàng


Nguyên Tắc Bán Bị Động Khi Giá Giảm/ Giá Đảo Chiều


Bán khi cổ phiếu mất xu hướng tăng


Sử dụng đáy gần nhất hoặc các đường trung bình động (SMA hoặc EMA) để làm tín hiệu bán


Khi cổ phiếu có 2 phiên đóng cửa dưới đường trung bình động dùng làm tín hiệu bán


Trong xu hướng mạnh, cố gắng chờ đến gần cuối ngày giao dịch


Các nguyên tắc hành động tại các mức độ sụt giảm tài sản trên tổng thể danh mục


Tại mức lỗ 5% tổng tài sản, giảm quy mô giao dịch xuống còn 1 nửa so với thông thường, bán những mã yếu nhất danh mục


Tại mức lỗ 10% tổng tài sản, không mua mới, nâng điểm dừng lỗ lên với các vị thế có sẵn


Tại mức lỗ 15%, đưa tài khoản hoàn toàn về tiền mặt


Cách Hành Động Khi Có Khoảng Trống Giảm Giá (Gapdown): BÁN


Khoảng trống giảm giá thường xảy ra khá ít, tạo ra các kỳ vọng tiêu cực => Hãy thoát vị thế khi xuất hiện Gapdown


Hãy tôn trọng điểm dừng lỗ ban đầu


Việc dừng lỗ một vị thế mới tham gia không có ý nghĩa gì cả, hãy bảo toàn tối đa phần vốn và tiếp tục tìm kiếm cơ hội mới


Cách Hành Động Khi Có Các Khoảng Trống Giảm Giá Lớn (Large Gapdown): BÁN


Hiếm khi xảy ra, nhưng làm giảm mạnh giá tài sản = > Hãy thoát khỏi vị thế, dừng lỗ ngay lập tức, bảo toàn vốn và nghỉ ngơi.


Quản trị rủi ro thông qua tỷ trọng giải ngân cho cổ phiếu, cho từng mã.


TỔNG KẾT CÁC BƯỚC THỰC HIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO


Xác định điểm dừng lỗ một hợp lý, giữ cho mức lỗ nhỏ


Khi các vị thế tham gia có lợi nhuận, nâng điểm dừng lỗ lên giá hòa vốn


Dùng các công cụ như đường trung bình động (MA), đáy cũ gần nhất… để làm đường dừng lỗ động


Bán chủ động khi giá cổ phiếu tăng: Dựa vào % lợi nhuận,

% tăng giá từ MA


Bán bị động khi giá cổ phiếu giảm, xu hướng đảo chiều:


Vùng hỗ trợ cuối cùng của xu hướng tăng bị phá vỡ, Giá giảm cắt xuống khỏi các đường MA




Hướng dẫn quản trị rủi ro trong thời điểm thị trường biến động

Kha Tan| DAVID SMC

Nghĩ về rủi ro nhiều thì lợi nhuận sẽ tự tới. Các đóng góp xin liên hệ: 0856.046.601

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
StockVN247 là trang cung cấp thông tin thị trường, công cụ phân tích, hướng dẫn đầu tư và kết nối cộng đồng để hỗ trợ bạn tạo ra quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả.