Phần 2: Pull back ( Nhịp hồi) - Hỗ trợ và kháng cự

Phần 2: Pull back ( Nhịp hồi) - Hỗ trợ và kháng cự


Mọi nhà đầu tư chứng khoán đều ít nhiều biết đến Phân tích kĩ thuật - hơn thế nữa nhiều nhà đầu tư cực kỳ ưu ái cho trường phái này vì họ cho rằng đây là cách thể hiện “rõ ràng” nhất bản chất vận động của thị trường.


Có hàng chục nhánh khác nhau của phân tích kĩ thuật, mỗi phương pháp đều hỗ trợ - bổ sung và nâng cao cho nhau. Để cho những nhà đầu tư mới tiếp cận - thậm chí là hỗ trợ những nhà đầu tư lâu năm nhưng vẫn chưa tìm được phương pháp phân tích kĩ thuật phù hợp, chuỗi bài viết này sẽ là tất cả những gì bạn cần.


Trong chuỗi bài này, tôi sẽ tập trung khai thác các khái niệm cốt lõi và cơ bản nhất của Phân tích kĩ thuật nhưng đảm bảo được tính chính xác và ứng dụng cao nhất. 


Phần 2: Pull back  ( Nhịp hồi) - Hỗ trợ và kháng cự


  1. Pull back (Nhịp hồi)


Trong bất kì một đồ thị nào ta đều thấy sau một giai đoạn giá chuyển động theo xu thế của thị trường thì giá sẽ hoàn lại một chút trước khi quay trở lại chuyển động theo xu thế cũ. Những chuyển động ngược xu thế này thường có độ lớn ở vào những khoảng  có thể dự đoán được và được gọi là Pull back (Nhịp hồi). Mức pull back trung bình thường gặp nhất là 50%. Bên cạnh đó còn có các mức hoàn lại thường thấy khác đó là các mức 1/3 và 2/3. Nói cách khác, nếu chia một xu thế giá thành ba phần thì nói mức hoàn lại thấp nhất là 33% và cao nhất là 66% có nghĩa là ở giai đoạn điều chỉnh của xu thế đó giá sẽ hoàn lại ít nhất 1/3 mức tăng (hay giảm) mà nó đạt được trong xu thế trước đó và mức hoàn lại đó không vượt quá 2/3 mức tăng (hay giảm) trước đó đạt được. Nếu mức hoàn lại cao hơn thì khả năng sẽ xảy ra sự đảo chiều thị trường tức là giá sẽ chuyển động theo xu thế đảo ngược xu thế trước mà không quay lại chuyển động theo xu thế đó.




Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn anh em phân tích vào giao dịch với nhịp hồi về hiệu quả. 


Đầu tiên, để giao dịch chuẩn với nhịp hồi cần phải có đủ các yếu tố sau: 


1. Xu hướng tăng bền vững


2. Cổ phiểu Pullback về


3. Xuất hiện một cây nến tăng đóng cửa chấm dứt chuỗi down trend


4. Xuất hiện những cây trap loại bỏ nhà đầu tư yếu tâm lý


5. Mua vào cổ phiếu khi xuất hiện cây tăng đóng cửa cao hơn cây nến tăng cũ


6. Cổ phiếu sau đo tiếp tục xu hướng tăng


Minh họa phương pháp giao dịch này:


  1. Hỗ trợ và kháng cự


Việc nghiên cứu về mức hỗ trợ và kháng cự là một trong những vấn đề khá quan trọng đối với Phân tích kỹ thuật. Nó cho phép người nghiên cứu có thêm những cơ sở mới trong việc chọn các loại cổ phiếu để mua hay bán, trong dự đoán các biến động tiềm năng, trong việc chỉ ra những thời điểm mà thị trường có thể gây ra rắc rối cho nhà đầu tư. Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm đã xây dựng cho họ một hệ thống đầu tư riêng dựa hầu hết vào những nguyên lý về mức kháng cự và hỗ trợ.


Để học cách xác định hỗ trợ - kháng cự thì có rất nhiều kiểu. Tôi không muốn khẳng định cách nào đúng hay sai - mỗi cách đều có điểm mạnh và bổ trợ cho nhau ở mỗi thời điểm.


Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ nêu bật lên những điều cực kỳ quan trọng khi giao dịch theo hỗ trợ và kháng cự:


  • Vùng giá thanh khoản cao là vùng Hỗ trợ/ Kháng cự tốt

Chúng ta có một cách xác định vùng hỗ trợ nữa là dựa vào thanh khoản. Những cây nến hoặc vùng giá nào có thanh khoản cao hoặc cao bất thường thì đó là vùng cản khá tốt. Một khi giá hồi về, khả năng cao sẽ bị chặn lại tại đó.


phan-tich-ky-thuat-xac-dinh-vung-pullback-bang-ky-thuat-phan-tich-thanh-khoan-2.png


Đối với ví dụ trên, giá trước khi hồi đã tạo hai đáy, công việc của chúng ta là xác định sóng pullback này sẽ dừng lại tại đâu và đặt mua cổ phiếu HPG tại mức giá nào.


Rõ ràng, vùng giá 26.5-26.8 có thanh khoản rất kém, nằm dưới trung bình 20 ngày, do đó giá dễ dàng breakout và đi xuống sâu hơn. Nếu chúng ta máy móc đặt lệnh tại vùng này thì không tối ưu.


Ở hỗ trợ thứ hai, thanh khoản của đáy cũ khá cao, do đó, mặc dù hành động giá tại vùng này giảm rất mạnh, nhưng vẫn không thể giảm thấp hơn được nữa.


Như vậy, vùng giá 25.x chính là vùng mà nhà đầu tư có thể xem xét mua cổ phiếu HPG.


Nếu nhà đầu tư vẫn chưa nắm rõ, tôi có thêm 1 ví dụ nữa với 1 mã Bluechip rất được ưa chuộng.


phan-tich-ky-thuat-xac-dinh-vung-pullback-bang-ky-thuat-phan-tich-thanh-khoan-3.png




  • Tại một mức giá kháng cự hay hỗ trợ, nếu giá dao động quanh nó càng lâu thì vai trò và sức mạnh của nó càng lớn và một xu thế giá phải thực sự mạnh mới có thể phá vỡ hay vượt qua được nó. Một mức kháng cự hay hỗ trợ được duy trì càng lâu thì phiên giá vượt qua nó càng có ý nghĩa.



Thêm một nhận xét nữa là khối lượng giao dịch cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong xác định các mức kháng cự và hỗ trợ. Nếu mức kháng cự hay hỗ trợ hình thành mà không có dấu hiệu gì về sự thay đổi trong khối lượng giao dịch thì mức độ tin cậy cũng như độ bền vững của chúng là không cao. Trái lại nếu một mức hỗ trợ chẳng hạn được hình thành với khối lượng giao dịch rất lớn, điều này có nghĩa là tại đó nhu cầu giao dịch là rất lớn, rõ ràng mức độ phản ánh cũng như ý nghĩa của nó là cao và quan trọng hơn nhiều



(còn tiếp Phần 3: Các mẫu hình giao dịch lợi nhuận siêu cao)


Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi.


Theo dõi các video hướng dẫn phân tích kĩ thuật tại kênh YOUTUBE của tôi TẠI ĐÂY


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
StockVN247 là trang cung cấp thông tin thị trường, công cụ phân tích, hướng dẫn đầu tư và kết nối cộng đồng để hỗ trợ bạn tạo ra quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả.