SỬA SAI TRONG SỬ DỤNG PTKT

 

SỬA SAI TRONG SỬ DỤNG PTKT

Trong một thời gian dài đầu tư với trường phái PTKT, tôi cũng đã tiếp xúc và có cơ hội thảo luận với nhiều nhà đầu tư (kinh nghiệm - F0 - F1 …). Đa số đều đồng tìn với tôi rằng PTKT là phương pháp dễ tiếp cận nhất trong đầu tư chứng khoán. 

Tuy vậy, sau khi tiếp cận và học hỏi nhiều người thì tôi nhận thấy số đông các nhà đầu tư khi sử dụng PTKT vẫn đang còn một số điểm hạn chế.

Nếu như chúng ta khắc phục được các điểm này thì việc PTKT sẽ trở nên chính xác và lợi nhuận từ đó sẽ tốt hơn  

1. Hạn chế thứ nhất

Các mẫu hình, các tín hiệu,.. thực chất chỉ là bài toán của xác suất thống kê, sẽ có những lúc đúng lúc sai. 

Tuy nhiên, việc không hiểu được bản chất của vấn đề khiến cho nhà đầu tư khi sai một vài lần sẽ đem ra chán PTKT, bảo đó là “trò của lái”, “vẽ chart”, v.v…

PTKT cũng như bao kiểu phân tích khác - có xác suất đúng/sai. Có thể 2 đáy rồi vẫn giảm mà 2 đỉnh rồi vẫn tăng là điều bình thường. Kiên trì với phương pháp, tích lũy bằng kinh nghiệm - trải nghiệm sẽ hạn chế đi được những lần sai.

2. Hạn chế thứ hai

Sử dụng quá nhiều tín hiệu cho một dự đoán. 

Lấy ví dụ, một NĐT sử dụng đường MA, nhưng lại sử dụng kèm theo với đường EMA để tăng độ chính xác. 

Thoạt đầu nghe có vẻ tuy nhiên điều này dẫn tới việc bạn sẽ mất tính kỹ luật trong PTKT. 

Kiểu như giá đã thủng đường MA nhưng chưa thủng EMA nên cố gắng đợi them, cho đến khi khoản lỗ lớn hơn mức kỳ vọng. 

Cuối cùng là bạn chẳng rút ra được quy luật nào cả từ việc sử dụng cả hai đường này cùng lúc mà chỉ nhận được một khoản lỗ lớn.

Nên: Nếu dùng MA thì dùng một mình MA là đủ - đồ thị sẽ gọn gàng và cho tín hiệu rõ nét hơn nhiều

3. Hạn chế thứ ba

Áp dụng quá nhiều trường phái cho một phân tích.

Ví dụ như bạn áp dụng đường trendline nhưng lại kết hợp với đường MA, khi giá cổ phiếu giảm lại cố vẽ cho mình một lý do để nắm giữ, cho đến cuối cùng không còn chịu được nữa thì cổ phiếu đã tạo đáy.

Nên: Sử dụng 1 - duy nhất một trường phái PTKT mà thôi

4. Hạn chế thứ tư

Không phân biệt được tín hiệu “cảnh báo” và “tín hiệu xác nhận”.

Cái này thường gặp ở các nhà đầu tư đọc phân kì .

Dạng như gặp RSI phân kỳ thì hô đỉnh và bán ngay tắp tự. Thấy RSI phân kỳ dương thì lật đật mua vào. 

Thường 90% mua bán theo kiểu đó sẽ sai.

Các tín hiệu như “phân kỳ RSI” là tín hiệu cảnh báo. Các dấu hiệu từ giá và khối lượng mới là tín hiệu xác nhận để vào lệnh mua/bán.


5. Hạn chế thứ năm

Không áp dụng nguyên tắc “top down” hay “chu kỳ” trong phân tích kỹ thuật. Điều này có nghĩa là NĐT chỉ xem tại khung thời gian ngắn hạn, mà không xem xét kỹ các chu kỳ thời gian lớn hơn.

Nên: Sử dụng 2 khung đồ thị Ngày - Tuần để nhận xét xu hướng chính xác nhất

6. Hạn chế thứ sáu

Xem các điểm hỗ trợ và kháng cự là những điểm cứng nhắc. Điều này rất hay gặp phải bởi các NĐT mới tham gia thị trường, khi sử dụng một mức hộ trợ hay kháng cự.

Nên nhớ kháng cự và hỗ trợ được tạo bởi 1 vùng chứ không phải một mức giá nhất định. Đừng cứng nhắc việc này.

7. Hạn chế thứ bảy

Giao dịch quá thường xuyên, nhìn vào đâu cũng thấy cơ hội. Bạn cần cân nhắc rất kỹ trước khi vào lệnh, xem trường hợp này xác suất thành công bao nhiêu, với tỷ lệ lợi nhuận nếu thành công và mức thua lỗ nếu thất bại.

Tốt nhất là giao dịch trong trong bối cảnh Risk on - hoặc đơn giản là giao dịch trong trend tăng.

Còn Risk off - hoặc trend giảm thì có phân tích đằng trời giá cũng sẽ ngược lại với phân tích thôi.

Xem cách dùng RISK ON - RISK OFF

8. Hạn chế thứ tám

Hạn chế cũng rất hay mắc phải đó là anh chị nhà đầu tư thường áp dụng y nguyên những gì được học từ những người thầy của anh chị nhà đầu tư. Mỗi người sẽ có một công cụ hiệu quả và tính kỹ luật khác nhau, do đó bạn cần định hướng và áp dụng cho mình một chiến  lược riêng biệt, từ đó có thể kiểm định lại nhiều lần. 


Cuối cùng, tôi vẫn muốn nhắc anh chị nhà đầu tư một lần  nữa, hãy cố gắng lựa chọn cho mình một phương pháp và một triết lý để theo đuổi trong PTKT. Thực hành thường xuyên và sửa sai thì bạn sẽ có một hệ thống hoàn hảo, thay vì quá ôm đồm nhiều thứ trong một đồ thị.

TỔNG KẾT

Trên đó tôi có chia sẻ ra các hạn chế trong việc phân tích chứng khoán sử dụng PTKT. Anh chị nhà đầu tư nào đang cảm thấy mình mắc những hạn chế trên thì chỉ cần khắc phục nhỏ và kiên trì thì quá trình đầu tư sẽ dễ dàng hơn.

Tôi đơn thuần chỉ sử dụng MA, biết một vài mô hình giá cơ bản. 

Nhà đầu tư có thể xem lại các bài viết về PTKT của tôi TẠI ĐÂY

Chúc nhà đầu tư thắng lớn

Trân trọng !

Kha Tan| DAVID SMC

Nghĩ về rủi ro nhiều thì lợi nhuận sẽ tự tới. Các đóng góp xin liên hệ: 0856.046.601

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
StockVN247 là trang cung cấp thông tin thị trường, công cụ phân tích, hướng dẫn đầu tư và kết nối cộng đồng để hỗ trợ bạn tạo ra quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả.