SAI LẦM KHIẾN THIÊN TÀI CŨNG PHẢI TRẢ GIÁ ĐẮT

 

SAI LẦM KHIẾN THIÊN TÀI CŨNG PHẢI TRẢ GIÁ ĐẮT


Jesse Livermore thường được nhắc đến như một trong những nhà đầu cơ thị trường xuất sắc nhất mọi thời đại.


Nhưng liệu điều này có đúng?


Một mặt, ông đã đặt ra các quy tắc giao dịch vững chắc cho chiến lược của mình, những quy tắc đã trở thành triết lý: 


  • Không trung bình giá xuống trong thị trường giảm.
  • Kiên nhẫn vô hạn - Ngồi yên trong các giao dịch thắng lợi để tận dụng tối đa lợi nhuận.
  • Hiểu biết về Kinh tế vĩ mô để làm chủ thị trường.
  • Ngồi yên trong các giao dịch thắng lợi của bạn để tận dụng tối đa lợi nhuận.
  • Hiểu thấu bản thân

Nhưng người đàn ông được nhiều người tôn sùng này cũng có một khuyết điểm chí mạng, gây chết người.


Jesse Livermore có thể tạo ra khối tài sản khổng lồ, nhưng ông không thể giữ được nó


Khi bạn quay lại và đọc các báo cáo từ giai đoạn sau của sự nghiệp của Livermore, đó không phải là một bức tranh đẹp đẽ.


Ngày 18 tháng 4 năm 1934, ngay giữa cuộc Đại Suy thoái, khi Livermore nộp đơn phá sản.


Đó không phải là lần đầu tiên mà ông trắng tay, nhưng đó là lần đau đớn nhất chấm dứt cuộc đời giao dịch vĩ đại của ông.

LÝ DO LÀ GÌ ?

Jesse Livermore là một thiên tài - không thể phủ nhận


Nhưng ông thất bại trắng tay do ông luôn “đánh cược” tất cả với số tiền của mình.


Lấy ví dụ đơn giản, nếu như có tỷ lệ ra mặt ngửa là 90% - thì anh chị sẽ đặt vào mặt sấp hay mặt ngửa ?


Rõ ràng, đặt cược vào mặt ngửa là hợp lý nhất ở đây. Đó là một lợi thế rất lớn. Nhưng nên đặt cược bao nhiêu tiền?


  • 10% giá trị tài sản ròng?
  • 20%?
  • 100%?

Không khó để nhận thấy rằng nếu đặt cược toàn bộ số tiền của mình chỉ cần thua một lần duy nhất thì kết cục của nhà đầu tư chúng ta cũng như Livermore.


Jesse Livermore cứ đặt cược quá lớn mặc dù ông có lợi thế luôn đón đúng xu hướng và vị thế ban đầu rất tốt. Nhưng chỉ cần xu hướng đột ngột đảo chiều - ông mất tất cả.

CHÚNG TA HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ SAI LẦM CỦA LIVERMORE ?


Phải lâu sau sự nghiệp đầy màu sắc của Livermore thì khoa học về việc xác định quy mô đặt cược mới ra đời. Một thiên tài toán học tên là Edward Thorp đã phổ biến việc sử dụng Tiêu chuẩn Kelly. 


Công thức Kelly cho chúng ta biết số tiền đặt cược tối đa cho một vị thế mà không có nguy cơ phá sản.


Tuy nhiên đối với tôi thì công thức trên có vẻ rất phức tạp và không phải nhà đầu tư nào cũng đủ thời gian và kiên nhẫn để theo đuổi.


Tôi làm đơn giản nó như sau:



Như vậy anh chị có thể thấy rõ rằng:


Ngay cả khi chơi trò tung đồng xu (50/50) - nếu có cách phân bổ vốn hợp lý thì kết quả vẫn là: LỢI NHUẬN


Trong việc đầu tư, sử dụng PTKT kết hợp PTCB và Phân tích vĩ mô, liên thị trường thì tỷ lệ đúng của chúng ta càng tăng cao.


Và chỉ cần phân bổ vốn một cách hợp lý thì tiền lời sẽ luôn nằm trong túi.


Như vậy có thể kết luận ngắn gọn rằng: 


TỶ LỆ PHÂN BỔ VỐN HỢP LÝ LÀ 10-30% (TỔNG TÀI SẢN) CHO MỘT LẦN MUA.


Sau đó việc của nhà đầu tư chỉ là ngồi chờ thị trường trả lời.


Càng đặt cược lớn, thành công càng phụ thuộc vào may mắn hơn là kỹ năng.


Thật ra thì ai cũng muốn tiền tài danh vọng, nếu như Livermore biết quản trị vốn thì đôi khi sau này không ai nhớ ông là ai.


Nhưng mà “Muốn sống lâu thì ăn ít thôi, vậy mới sống lâu mà ăn nhiều”


Trân trọng


XEM THÊM



Kha Tan| DAVID SMC

Nghĩ về rủi ro nhiều thì lợi nhuận sẽ tự tới. Các đóng góp xin liên hệ: 0856.046.601

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
StockVN247 là trang cung cấp thông tin thị trường, công cụ phân tích, hướng dẫn đầu tư và kết nối cộng đồng để hỗ trợ bạn tạo ra quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả.